Đăng ký nhãn hiệu cho cây mía tím & sản phẩm từ cây mía

Bạn đọc thân mến,

Mía đường là một trong những đặc sản nông sản nổi bật của Việt Nam, đặc biệt tại các vùng núi phía Bắc. Với thổ nhưỡng và khí hậu lý tưởng, cây mía, đặc biệt là mía tím, đã trở thành cây trồng chủ lực tại nhiều địa phương. Nhờ ứng dụng công nghệ gen và kỹ thuật lai tạo tiên tiến, các vùng này đã đưa ra thị trường những sản phẩm mía tím chất lượng cao và thơm ngon.

Tiêu biểu trong lĩnh vực này là tỉnh Sơn La, nơi nổi tiếng với mía tím Sông Mã. Hiện nay, có tới 25 hợp tác xã tại huyện Sông Mã đầu tư và phát triển trồng cây mía tím. Ngoài ra, các tỉnh như Lai Châu, Cao Bằng, Thanh HóaHòa Bình cũng đang tích cực khuyến khích nông dân và nhà đầu tư chuyển đổi từ các cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang trồng mía tím, nhằm gia tăng hiệu quả kinh tế.

Trước sự phát triển mạnh mẽ này, một vấn đề đặt ra là: làm thế nào để các tổ chức, cá nhân bảo vệ thương hiệu cho sản phẩm mía tím của mình? Đây cũng là mối quan tâm lớn mà các đại diện sở hữu trí tuệ nhận được trong thời gian gần đây.

Việc bảo vệ thương hiệu không chỉ đảm bảo quyền lợi của người sản xuất mà còn góp phần nâng cao giá trị và uy tín của đặc sản mía tím trên thị trường.

Các loại nhãn hiệu có thể đăng ký cho cây mía tím:

  • Đăng ký nhãn hiệu tập thể.
  • Đăng ký nhãn hiệu chứng nhận.
  • Đăng ký nhãn hiệu thông thường.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khác

  • Bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
  • Bảo hộ giống cây trồng.

Những địa điểm trồng cây mía tím nổi tiếng

  • Sông Lô, Sơn La
  • Hòa Bình
  • Lai Châu
  • Cao Bằng
  • Thái Nguyên.
  • Thanh Hoá.

Nhóm sản phẩm từ cây mía theo bảng phân loại Ni-Xơ:

  • Nhóm 30:
    Gồm các sản phẩm như cà phê, chè, ca cao, đường, gạo, bột sắn, bột cọ, chất thay thế cà phê; bột và các sản phẩm làm từ bột ngũ cốc, bánh mì, bánh, kẹo, kem ăn; mật ong, nước mật đường; men, bột nở; muối, tương hạt cải; dấm và nước xốt (gia vị); gia vị; kem lạnh.
  • Nhóm 31:
    Bao gồm sản phẩm và hạt từ nông nghiệp, nghề làm vườn và lâm nghiệp không xếp vào các nhóm khác; động vật sống; rau và quả tươi; hạt giống, cây và hoa tươi; thức ăn cho động vật, mạch nha.

Các sản phẩm chế biến từ mía tím:

  • Mía được sử dụng để sản xuất nhiều loại sản phẩm như đường cát, xirô Falernum, mật mía, rượu rum, đồ uống không cồn, cachaça, và cồn dùng làm nhiên liệu.
  • Bã mía, sau khi ép lấy đường, có thể được tận dụng làm chất đốt (sử dụng trong nhà máy) hoặc sản xuất điện năng, thường bán cho các nhà cung cấp điện hoặc hệ thống lưới điện.
  • Nhờ chứa hàm lượng cao xenluloza, mía cũng được sử dụng để sản xuất giấy và bìa các tông, được đánh giá là “thân thiện môi trường” vì tận dụng phụ phẩm từ ngành công nghiệp sản xuất đường.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm từ cây mía:

  1. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu.
  2. 7 mẫu nhãn hiệu cần đăng ký.
  3. Lệ phí và phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
  4. Giấy ủy quyền (nếu thông qua đại diện sở hữu trí tuệ để thực hiện thủ tục đăng ký).

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu:

  • Đại diện sở hữu trí tuệ LTV
  • Tel: 0977.616.391

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *