Ngày: 19/05/2019
- Công ty đã lập dự án đầu tư và hoạt động tại Vũng Tàu từ năm 2015. Tất cả thủ tục góp vốn đã hoàn tất. Tuy nhiên, đến năm 2019, công ty chuyển dự án đầu tư sang Long An (lập dự án đầu tư mới tại Long An và chấm dứt dự án tại Vũng Tàu). Luật sư cho em hỏi, trong trường hợp này, công ty có cần phải bổ sung vốn đầu tư để phù hợp với vốn điều lệ đã đăng ký trên giấy phép kinh doanh không? (Vì máy móc tại Vũng Tàu còn mới, nhưng tại Long An thì đã khấu hao nên giá trị không còn như vốn góp ban đầu).
- Trường hợp công ty Việt Nam là công ty con của công ty mẹ tại Nhật Bản. Bên em có vay từ công ty mẹ số tiền 10.000 USD. Xin luật sư tư vấn giúp liệu số tiền vay này có thể chuyển thành vốn góp đầu tư được không.
Về vấn đề nhập khẩu phế liệu sắt về Việt Nam, Luật LTV xin đưa ra tư vấn sơ bộ cho khách hàng như sau:
Căn cứ pháp lý:
Luật đầu tư 2014;
Nghị định 118/2015/NĐ-CP.
Có phải góp thêm vốn điều lệ trong trường hợp trên không:
Theo quy định tại khoản 3, điều 23, Luật Đầu tư 2014:
“Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.”
Do đó, khi đóng dự án đầu tư cũ, khách hàng không cần lập công ty mới mà công ty vẫn tiếp tục hoạt động bình thường và tiến hành xin cấp phép cho dự án đầu tư mới.
Tuy nhiên, cần phân biệt rằng vốn điều lệ công ty và vốn đăng ký dự án đầu tư là không đồng nhất. Trong nhiều trường hợp, một công ty có thể đăng ký nhiều dự án đầu tư với mức vốn khác nhau. Thực tế, công ty có thể đăng ký vốn dự án đầu tư mới thấp hơn vốn điều lệ hiện tại. Do đó, khách hàng có thể xin cấp phép dự án đầu tư mới với số vốn đăng ký tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp, có thể thấp hơn, bằng hoặc cao hơn vốn điều lệ công ty.
Công ty mẹ góp vốn vào dự án đầu tư:
Công ty mẹ và công ty con là hai pháp nhân độc lập về tài sản, hoạt động kinh doanh,… nên công ty mẹ hoàn toàn có thể góp 10.000 USD vào dự án đầu tư mới dưới tên của mình.
Việc chuyển nợ thành vốn góp là một phương pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Thay vì thu hồi khoản nợ đã cho vay, chủ nợ sẽ sử dụng chính khoản nợ đó để mua phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư. Chủ nợ sử dụng khoản nợ để chuyển thành vốn góp vào dự án, giúp giảm bớt gánh nặng trả nợ cho công ty con, đồng thời công ty mẹ vẫn có thể đầu tư vốn vào dự án.
Nếu có bất kỳ khó khăn nào liên quan, quý khách vui lòng liên hệ Công ty Luật LTV để được tư vấn chi tiết hơn.